Không thể nhịn cười Đôrêmon "chế" - p5

Nô "nguy hiểm": Nếu chém gió là một đề tài nghiên cứu, thì Việt Nam toàn tiến sĩ.

Không thể nhịn cười Đôrêmon "chế" - p4

Nô "nguy hiểm": Nếu chém gió là một đề tài nghiên cứu, thì Việt Nam toàn tiến sĩ

Không thể nhịn cười Đôrêmon "chế" - p3

Nô "nguy hiểm": Nô thề là Nô không gay... Nô là công chúa

Không thể nhịn cười Đôrêmon "chế" - p2

 Nô "nguy hiểm": mình khuyên các bạn... cứ vượt đèn đỏ

Không thể nhịn cười Đôrêmon "chế" - p1

Nô: "cưỡi ngựa không chính chủ là đi ngủ với anh"



Đặt tên cho bé gái sinh năm Tỵ

Nếu bạn đang căng thẳng tìm tên cho 'công chúa nhỏ' thì nên tham khảo bài viết này.

Cái tên nói lên số phận của bé (Ảnh minh họa).

   Cái tên, tuy chỉ là một yếu tố đơn giản trong cuộc đời mỗi con người nhưng phải chăng nó cũng ít nhiều chi phối đến cuộc sống, số phận khi mang theo những thông điệp của riêng nó?
   Qua Rồng vàng tới Rắn vàng, thời điểm này hẳn nhiều chị em đang thai nghén hoặc chuẩn bị kế hoạch đón 'rắn con'? Nếu bạn đang căng thẳng tìm tên cho 'công chúa nhỏ' sinh năm Quý Tỵ (2013) thì hãy tham khảo ý nghĩa một số tên hay dưới đây xem sao.

   Tên hay cho bé gái (A - K)
1. Diệu Anh: Con sẽ là đứa trẻ biết kính trên nhường dưới và được nhiều người yêu mến.
2. Quỳnh Anh: Người con gái thông minh, duyên dáng như đóa quỳnh
3. Trâm Anh: Con thuộc dòng dõi quyền quý, cao sang trong xã hội.
4. Nguyệt Cát: Hạnh phúc cuộc đời con sẽ tròn đầy
5. Quế Chi: Con là cành quế thơm thảo, đáng yêu
6. Trúc Chi: Cành trúc mảnh mai, duyên dáng
7. Thiên Di: Cánh chim trời đến từ phương Bắc
8. Ngọc Diệp: Chiếc lá ngọc ngà, kiêu sa
9. Nghi Dung: Dung nhan trang nhã và phúc hậu
10. Linh Đan: Con nai nhỏ xinh
Đặt tên cho bé gái sinh năm 2013 - 1
Thu Giang, con hãy là dòng sông mùa thu hiền hòa, dịu dàng nhé (Ảnh minh họa).

11. Thu Giang: Dòng sông mùa thu hiền hòa, dịu dàng
12. Hiếu Hạnh: Hãy hiếu thảo với ông bà, bố mẹ... và đức hạnh vẹn toàn con nhé!
13. Dạ Hương: Loài hoa dịu dàng, khiêm tốn nở trong đêm
14. Quỳnh Hương: Con là nàng tiên nhỏ dịu dàng, e ấp
15. Thiên Hương: Con gái xinh đẹp, quyến rũ như làn hương trời
16. Ái Khanh: Người con gái được yêu thương
17. Vân Khánh: Tiếng chuông mây ngân nga, thánh thót
18: Minh Khuê: Hãy là vì sao luôn tỏa sáng, con nhé.

   Tên hay cho bé gái (K – Y)
19. Diễm Kiều: Con đẹp lộng lẫy như một cô công chúa
20. Bạch Liên: Hãy là búp sen trắng toả hương thơm ngát
21. Mộc Miên: Loài hoa quý, thanh cao, như danh tiết của người con gái
22. Yến Oanh: Hãy hồn nhiên như con chim nhỏ, líu lo hót suốt ngày
23. Thanh Tâm: Mong trái tim con luôn trong sáng
24. Cát Tường: Con là niềm vui, là điềm lành cho bố mẹ
25. Lâm Tuyền: Cuốc đời con thanh tao, tĩnh mịch như rừng cây, suối nước
26. Minh Tuệ: Trí tuệ sáng suốt, sắc sảo
27. Anh Thư: Mong lớn lên, con sẽ là một nữ anh hùng
28. Đoan Trang: Con hãy là một cô gái nết na, thùy mị
29. Tịnh Yên: Cuộc đời con luôn bình yên thanh thản
30. Hải Yến: Con chim biển dũng cảm vượt qua phong ba, bão táp.
31. Nhã Uyên: Cái tên vừa thể hiện sự thanh nhã, lại sâu sắc đầy trí tuệ
32. Gia Linh: Cái tên vừa gợi nên sự tinh anh, nhanh nhẹn và vui vẻ đáng yêu của bé đó.

Theo hn.eva.vn - Hạ Chi (Sưu tầm)

Tên kiêng đặt cho bé tuổi Rắn

Theo quan niệm dân gian, có một số cái tên đem vận số xui xẻo cho bé tuổi Tỵ
Cái tên sẽ đem đến may mắn cho con (Ảnh minh họa)


   Khi đặt tên cho con tuổi Tỵ, các bậc cha mẹ nên chọn tên cho con nằm trong các bộ Thủ tốt và tránh đặt tên cho con nằm trong các bộ Thủ xung khắc với từng tuổi.  
   Tên kiêng kỵ
   Theo can chi thì Tỵ và Hợi là đối xung, Tỵ và Dần là tương khắc nên cần kỵ những chữ có liên quan tới những chữ Hợi và Dần trong tên gọi của người tuổi Tỵ. Ví dụ như: Tượng, Hào, Dự, Gia, Nghị, Duyên, Xứ, Hiệu, Lương, Sơn, Cương…
Rắn thường sống ở các hang động âm u và hoạt động về đêm nên rất sợ ánh sáng mặt trời. Do vậy, cần tránh những chữ thuộc bộ Nhật khi đặt tên cho người tuổi Tỵ. Những tên cần tránh gồm: Tinh, Đán, Tảo, Minh, Tình, Huy, Trí, Thời, Hiểu, Thần, Diệu, Yến, Tấn, Nhật…
Theo thành ngữ “Đánh rắn động cỏ”, nếu dùng những chữ thuộc bộ Thảo để đặt tên cho người tuổi Tỵ thì vận mệnh của người đó không suôn sẻ. Vì vậy, bạn cần tránh những tên như: Ngải, Chi, Giới, Hoa, Linh, Phương, Anh, Nha, Thảo, Liên, Diệp, Mậu, Bình, Hà, Cúc, Hóa, Dung, Lệ, Vi, Huân…
Tên kiêng đặt cho bé tuổi Rắn - 1|
Theo quan niệm dân gian, có một số cái tên đem vận số xui xẻo cho bé tuổi Tỵ.(Ảnh minh họa). 

   Theo địa chi thì Tỵ thuộc Hỏa, Tý thuộc Thủy, Thủy - Hỏa tương khắc. Vì thế, tên của người tuổi Tỵ cần tránh những chữ thuộc bộ Thủy như: Thủy, Cầu, Trị, Giang, Quyết, Pháp, Tuyền, Thái, Tường, Châu, Hải, Hạo, Thanh, Hiếu, Tôn, Quý, Mạnh, Tồn…
   Rắn bị xem là biểu tượng của sự tà ác và thường bị đuổi đánh nên rắn không thích gặp người. Do đó, bạn không nên dùng chữ thuộc bộ Nhân như: Nhân, Lệnh, Đại, Nhậm, Trọng, Thân, Hậu, Tự, Tín, Nghi, Luận, Truyền…để đặt tên cho người tuổi Tỵ.
   Ngoài ra, bạn cần biết rắn là loài động vật ăn thịt, không thích những loại ngũ cốc như Mễ, Đậu, Hòa. Vì vậy, bạn nên tránh những tên thuộc các bộ này, như: Tú, Thu, Bỉnh, Khoa, Trình, Tích, Mục, Lê, Thụ, Đậu, Phấn, Mạch, Lương…
   Tên đem lại may mắn
    Người tuổi Tỵ là người cầm tinh con rắn, sinh vào các năm 1953, 1965, 1977, 1989, 2001, 2013, 2025…
   Dựa theo tập tính của loài rắn, mối quan hệ sinh - khắc của 12 con giáp (tương sinh, tam hợp, tam hội…) và nghĩa của chữ trong các bộ chữ, chúng ta có thể tìm ra các tên gọi mang lại may mắn cho người tuổi Tỵ.
   Rắn thích ẩn náu trong hang, trên đồng ruộng hoặc ở trên cây và thường hoạt động về đêm. Vì vậy, có thể dùng các chữ thuộc các bộ Khẩu, Miên, Mịch, Mộc, Điền để đặt tên cho người tuổi Tỵ.
   Những chữ đó gồm: Khả, Tư, Danh, Dung, Đồng, Trình, Đường, Định, Hựu, Cung, Quan, An, Nghĩa, Bảo, Phú, Mộc, Bản, Kiệt, Tài, Lâm, Tùng, Sâm, Nghiệp, Thụ, Vinh, Túc, Phong, Kiều, Bản, Hạnh, Thân, Điện, Giới, Lưu, Phan, Đương, Đơn, Huệ…
   Rắn được tô điểm thì có thể chuyển hóa và được thăng cách thành rồng. Nếu tên của người tuổi Tỵ có chứa những chữ thuộc bộ Sam, Thị, Y, Thái, Cân - chỉ sự tô điểm - thì vận thế của người đó sẽ thăng tiến một cách thuận lợi và cao hơn.
   Bạn có thể chọn các tên như: Hình, Ngạn, Thái, Chương, Ảnh, Ước, Tố, Luân, Duyên, Thống, Biểu, Sơ, Sam, Thường, Thị, Phúc, Lộc, Trinh, Kì, Thái, Thích, Chúc, Duy…
Tỵ, Dậu, Sửu là tam hợp. Vì vậy, những tên chứa các chữ Dậu, Sửu rất hợp cho người tuổi Tỵ. Ví dụ như: Kim, Phượng, Dậu, Bằng, Phi, Ngọ, Sinh, Mục, Tường, Hàn, Đoài, Quyên, Oanh, Loan…
Tỵ, Ngọ, Mùi là tam hội. Nếu tên của người tuổi Tỵ có các chữ thuộc bộ Mã, Dương thì thời vận của người đó sẽ được trợ giúp đắc lực từ 2 con giáp đó. Theo đó, các tên có thể dùng như: Mã, Đằng, Khiên, Ly, Nghĩa, Khương, Lệ, Nam, Hứa…
   Rắn là loài động vật thích ăn thịt. Vì vậy, bạn cũng có thể chọn những chữ thuộc bộ Tâm, Nhục - có liên quan đến thịt - để đặt tên cho người tuổi Tỵ. Các tên đó gồm: Tất, Chí, Cung, Hằng, Tình, Hoài, Tuệ, Dục, Hồ, Cao, Hào, Duyệt, Ân, Tính, Niệm…
   Rắn còn được gọi là “tiểu long” (rồng nhỏ). Do vậy, những chữ thuộc bộ Tiểu, Thiểu, Thần, Sĩ, Tịch… cũng phù hợp với người tuổi Tỵ. Những tên bạn nên dùng gồm: Tiểu, Thiếu, Thượng, Sĩ, Tráng, Thọ, Hiền, Đa, Dạ…
Để đặt tên cho con tuổi Tỵ, bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về Bản mệnh, Tam hợp hoặc nếu kỹ lưỡng có thể xem Tứ Trụ, (nếu bé đã ra đời mới đặt tên). Có nhiều thông tin hữu ích có thể giúp cho cha mẹ chọn tên hay cho bé.
   Tam Hợp
Tam Hợp được tính theo tuổi, do tuổi Tỵ nằm trong Tam hợp Tỵ - Dậu – Sửu nên những cái tên nằm trong bộ này đều phù hợp và có thể coi là tốt đẹp.
   Bản Mệnh
Bản Mệnh thể hiện tuổi của con thuộc Mệnh nào và dựa vào Ngũ Hành tương sinh tương khắc để đặt tên phù hợp. Tốt nhất là nên chọn hành tương sinh hoặc tương vượng với Bản mệnh.
   Tứ Trụ
Dựa vào ngày, giờ, tháng, năm sinh của bé để quy thành Ngũ Hành, nếu bé thiếu hành gì có thể chọn tên hành đó, để bổ sung hành đã bị thiếu trong tứ trụ, để cho vận số của em bé được tốt.


Theo hn.eva.vn (theo tạp chí Bầu)
Xem thêm:  Đặt tên cho bé gái sinh năm Tỵ
(Theo Tạp chí Bầu)

Ký ức khoai ngứa

Ký ức khoai ngứa
        Những gì gắn với khoai ngứa đều cơ cực, vất vả, kể cả những món ăn được làm từ nó. Vậy mà lạ, giờ đã hơn nửa đời người, thưởng thức bao món ăn ngon mà thỉnh thoảng, ký ức khoai ngứa vẫn hiển hiện khắc khoải trong một nỗi nhớ dai dẳng.  


Nếu như có cỗ máy thời gian để trở lại thuở lên năm lên ba, chăn trâu, băm bèo nuôi lợn, tôi sẽ vẫn không thể nào thích khoai ngứa. Hồi đó nhà tôi nuôi nhiều lợn lắm. Nhà trồng đến mấy mảnh khoai cũng không đủ băm cho lợn ăn nên còn phải đi mua về thêm nữa. Công việc hằng ngày của cô bé 7 - 8 tuổi là tôi hồi đó thường mở đầu bằng đi cắt dọc khoai. Trời tờ mờ sáng, mẹ đã gọi tôi dậy rồi, chưa kịp tỉnh ngủ đã mắt nhắm mắt mở cắp rổ cắp dao đi. Nhựa dọc khoai nhiều lần làm cho tôi ngứa bứt rứt khó chịu, nhất là hôm nào vô ý để nước lã dính vào, cứ nước đến đâu là cái ngứa bò theo đến đó. Thỉnh thoảng gặp ngày trở trời, không chỉ ngứa mà còn nổi mẩn lên thành từng đám. Lúc đó muốn hết ngứa lại phải bắc chảo lên bếp rang nóng muối xoa. Nhiều lúc vội, tôi lấy muối xát thẳng vào chỗ ngứa rồi hơ lên ngọn lửa. Nóng giãy một hồi thì cũng hết ngứa.

Ì ạch tha được rổ dọc khoai về đến nhà thì phải làm nhiệm vụ nhặt búp khoai ra cho mẹ nấu canh. 10 ngày thì có đến 9 ngày ăn món canh búp khoai nấu với mẻ, ốc. Mùa xuân trong vườn có nhót thì nấu được bát canh chua mát dịu. Mẹ tôi hay kể đi kể lại câu chuyện tôi gào khóc thế nào mỗi khi nấu canh khoai hồi còn be bé. Cứ ngửi thấy mùi canh khoai là tôi nước mắt lưng tròng: "Con không ăn đâu, ngứa lắm". Mẹ phải dỗ dành: "Con ăn một thìa nó cũng ngứa, ăn cả bát cũng ngứa vậy thôi, cố mà ăn con ạ". Đến lúc nín khóc rồi, ăn vào thì bao giờ tôi cũng ăn cho đến khi hết mới thôi.

 Sự thật thì món canh búp khoai nấu mẻ ốc cho thêm ngò gai, hành hoa, thì là, rau ngổ vào thơm lừng, ngửi thấy là tiết nước miếng liền. Chỉ có điều ăn thì nó hơi nhằm nhặm ngứa ở cổ. Món gia vị làm nồi canh khoai ngứa có mùi thơm đặc biệt là rau ngổ. Sau này, khi không còn được ăn canh khoai ngứa, mỗi lần về quê hoặc đi công tác cơ sở, tôi hay ra cầu ao, ngồi vạt tay vào đám ngổ xanh rờn, mùi hương ngổ len lỏi vào kẽ tay, thoang thoảng trong khứu giác khiến tôi chao chát nỗi nhớ mẹ già khuất núi và nhớ món canh khoai.

             Có ba loại khoai ngứa là khoai tía riềng, khoai bông và khoai "dắt mẹ lên bờ. Loại thứ ba thường chỉ để nuôi lợn, nuôi gà vì nó ngứa lắm. Vậy mà năm 1945, kiếm được khoai dắt mẹ lên bờ mà ăn đã là cái may mắn giúp sống sót qua những ngày khó khăn. Khoai tía riềng và khoai bông là thành phần chính triền miên trong món khoai hấp gạo của nhà tôi, làng tôi, quê tôi ngày ấy. Cứ lưng bát cơm lại độn thêm ba bát khoai. Củ khoai cái (củ to, ngon) được thái con bài rồi phơi khô cất trong bao xác rắn (bao tải nylon) trên gác bếp, đến bữa lấy xuống rửa sạch nấu chung với gạo. Ưu điểm của món khoai hấp cơm này là khoai vừa bở vừa dẻo, quyện với vị ngòn ngọt của gạo, ngon hơn sắn nhiều.
Xưa, vì chỉ cấy một vụ mùa, lại không có thuốc trừ sâu nên sản lượng lúa không đáng bao nhiêu, chỉ có khoai ngứa sống khỏe, sống dễ nên thành nguồn thực phẩm cứu cánh của cả người, cả lợn và gia cầm. Bây giờ khoa học kỹ thuật phát triển, đất tốt để trồng lúa màu gối nhau mấy vụ, chỉ còn "đất héo" góc ruộng, khúc quanh chẳng trồng cấy được gì mới tận dụng trồng khoai ngứa.
Trồng khoai ngứa thật là cơ cực. Khoai cấy trong vườn ngon hơn khoai cấy ngoài ruộng nên vườn nhà nào cũng phải dành phần lớn đất cho loại cây này. Làm đất trong vườn phải xới kỹ rồi rắc trấu. Sau đó dùng một cành cây có chạc ba để lấy điểm tựa chọc xuống cho sâu, "lấy mói" trồng khoai. Mói lấy sâu bao nhiêu thì củ phình ra bấy nhiêu. Lấy mói rất mỏi và đau tay. Mỗi lần làm được một miếng (bằng 36 m2) đất trồng khoai thì tay cứ gọi là phồng rộp, mấy ngày cũng chưa khỏi. Làm đất cấy khoai dưới ruộng thì phải xới hai lượt đệm phân. Sau đó cũng lấy mói như ở trên vườn.

              Xưa, trồng khoai ngứa còn gọi là trồng khoai thước hai, vì lấy mói mỗi cây cách nhau thước hai (khoảng 50 cm). Trong ba loại khoai ngứa, khoai dắt mẹ lên bờ dễ sống nhất, vứt đâu cũng được nên dù rất ngứa, người chẳng ăn được nhiều nhưng vẫn trồng nhiều để chăn nuối.
Sự nghèo khó tạo ra rất nhiều món ăn từ khoai ngứa. Tôi còn nhớ quanh năm phải ăn thứ khoai này. Ngày hội làng, được mẹ cho mấy xu đi xem hội, cả bọn chúng tôi lại rủ nhau mua ít khoai ngứa luộc để ăn. Chắc tại hồi đó cũng chỉ đủ tiền để mua thứ khoai này thôi. Ở nhà hay ăn khoai ngứa chấm vừng nhưng đi hội được ăn chấm mật, lạ miệng nên đứa nào cũng tấm tắc khen. Đến tận khi tôi đi thoát ly, cứ dịp nào bạn bè cũ ra thăm, món quà quê thể nào cũng có túi khoái tía riềng luộc.
Ngoài món canh búp khoai nấu mẻ ốc và khoai hấp cơm, dịp giỗ tết, chúng tôi còn được ăn khoai bung chân giò  béo ngậy, thấy hỉ hả sung sướng lắm.
              Mùa hè thì mẹ nấu chè khoai ăn. Nhồng khoai luộc lên rồi bóc vỏ thái mỏng, bột sắn nấu loãng thôi, cho vào quấy đều cho nhuyễn là bắc xuống múc ra bát cho nguội. Đi chăn trâu, cắt cỏ về, được húp bát chè khoai nguội thì tỉnh cả người. Hôm nào có tí mỡ, mẹ làm khoai rán thì các con mừng hú. Món này được làm khá cầu kỳ. Luộc khoai lên rồi cho vào cối giã mịn, khoai dẻo như bánh dày nên giã rất mỏi. Nhuyễn rồi thì nắm thành từng nắm rồi chiên vàng. Ăn khoai ngứa rán hồi đó là một món xa xỉ, nên chẳng bao giờ mẹ còn bánh mà bày ra đĩa. Bố mẹ mà không nhanh tay bốc thì cũng chào thua lũ trẻ con háu đói đứng chầu chực xung quanh. Món canh búp khoai nấu ốc mẻ mà có thêm vài miếng thịt ba chỉ cũng gọi là khác hẳn, ngon ngọt đủ làm quên hết mọi cảm giác ngứa móc trong họng.
Mẹ có nhiều cách làm giảm ngứa các món khoai cho chúng tôi. Mẹ thường luộc khoai hai nước. Lần luộc nào cũng nhớ cho vài hạt muối và phải luộc từ nước nguội. Luộc xong vùi trấu, vùi than cho đến khi khoai dừ, bở tung thì cái ngứa cũng theo hơi mà bay đi nhiều. Sau này có đường, khi khoai chín kỹ rồi thì cho thêm thìa đường vào nước luộc, ăn khoai vừa bở vừa ngọt... Nhưng cũng chỉ là giảm ngứa thôi chứ ăn vào là ngứa râm ran từ vòm miệng đến cổ họng. Món ăn như thế mà giờ trở thành ký ức.
Theo Món Ngon

Những màn biểu pha chế đỉnh cao - phần 2

Xem những màn biểu diễn của các bartender chuyên nghiệp bạn nên tham gia ngay một khoá học pha chế

Gặp lại chàng trai gây sốt chương trình Ukraine's Got Talent



3-place Alexandr Alexander Shtifanov (Russia) Club Che Flair 2012

Alexander Shtifanov flair Show in Moscow (Double Coffee grand Opening 2011

Kahunaville Bar Las Vegas - Bartender Essie Numminen

Barmen show ...(moskova)

Những màn biểu pha chế đỉnh cao - phần 1

Những màn pha chế ấn tượng

 Chàng trai pha chế rượu gây sốt chương trình Ukraine's Got Talent



Âm nhạc và cảm hứng đỉnh cao nghệ thuật pha chế biểu diễn!!!

Nghệ thuật pha chế đồ uống của thầy Hùng - Interbeso

Màn biểu diễn cuốn hút của nữ Bartender sexy + vl.phodiu.net

Màn biểu diễn điêu luyện của thầy Hùng - chuyên gia pha chế đồ uống

The Red Skyy Competition 2010 - 1st Dario Doimo

Alex Shtifanov 1-place Astana Nemiroff Cup 2012

Quen mà lạ với món chè khoai lang thơm ngon


Quen mà lạ với món chè khoai lang

Món chè với vị ngọt vừa phải, những miếng khoai bở mềm ngon thơm mùi nước cốt dừa sẽ là món tráng miệng, món ăn vặt tuyệt vời cho cả gia đình trong những ngày hè oi ả này đấy!


 
Nguyên liệu:
 
2 củ khoai lang Hoàng Long
3 thìa canh đường
3 thìa canh bột báng
2 thìa canh bột sắn dây
5 thìa canh nước cốt dừa.
 
Bước 1:
 
Khoai gọt vỏ, cắt miếng vuông khoảng 1.5cm x 1.5cm, cho vào xửng hấp chín.
 
Bước 2:
 
Bột báng cho vào nồi luộc đến khi bột nở và trong. Khi bột chín bạn vớt ra cho vào bát nước lạnh.
 
Bước 3:
 
Sau khi khoai hấp chín, lấy một nửa cho vào nồi nghiền nát. Nửa còn lại ướp với 2 thìa đường cho ngấm.
 
Bước 4:
 
Sau khi nghiền nát khoai, cho thêm khoảng 3 cốc nước vào, khuấy đều cho khoai quyện với nước, cho nốt phần đường còn lại vào, đặt lên bếp đun sôi.
 
Sau khi nồi khoai nghiền đã sôi bạn hòa tan bột sắn dây với chút nước lọc, rót từ từ vào nồi, khuấy đều sao cho chè sánh là được.
 
Bước 6:
 
Cho khoai đã ướp đường vào nồi chè, đun thêm khoảng 2 phút là được.
Khi ăn  bạn múc chè ra bát, thêm bột báng, nước cốt dừa:
 
 
Món chè với vị ngọt vừa phải, những miếng khoai bở mềm ngon thơm mùi nước cốt dừa sẽ là món tráng miệng, món ăn vặt tuyệt vời cho cả gia đình trong những ngày hè oi ả này đấy!
Theo Family.v
n

Pha chế Cocktail Hằng Nga

Pha chế Cocktail Hằng Nga
Thật thú vị khi thưởng thức một ly cocktail mát lạnh ngọt ngào.
  
Nguyên liệu:
- Nước ép dứa.
- Sữa tươi.
- Rượu Vodka.
- Rượu grenadine

- Nước đường.
- Đá lạnh.
- Vỏ chanh.
- Trái cherry.
Thực hiện:
- Cho nước ép dứa, sữa tươi vào shaker lắc đều, sau đó cho rượu Vodka, siro lựu, nước đường, đá lạnh lắc trong 1 phút.
- Nếu muốn làm dịu mùi hăng của rượu Vodka có thể cho thêm một ít vỏ chanh băm nhuyễn.
- Đổ ra ly, trang trí trên miệng ly bằng vỏ chanh và trái cherry.
(sư tầm)

Pha chế Mocktail nói lời yêu thương

Pha chế Mocktail nói lời yêu thương

 


Mocktail này có vị chua thanh mát của hỗn hợp táo, chanh,ngọt lịm của cam, kết hợp cùng vị ngậy của kem tươi chắc chắn sẽ khiến "gà bông" của bạn thích mê đấy

Thành phần: 1/2 quả táo tây, 15ml nước chanh, 15ml nước cam, 1 chút nước táo, chút kem tươi, 1/2 vỉ đá. 
Pha chế:  Cắt nhỏ táo, cho vào máy xay sinh tố. thêm đá vun và các thành phần còn lại vào say nhuyễn, đổ hỗn hợp ra ly. 
Trang trí: Thêm một quả chery hoặc trái dâu tây cùn với chiếc ống hút hình trái tim là món quà của bạn cool lắm rồi.

Pha chế cocktail nụ hôn


Pha chế cocktail nụ hôn
Nguyên liệu: 30ml nước táo 20ml nước dứa 5ml xi rô lựu Grenadine Một ít đá viên 

Dụng cụ:  Bình lắc Ly đong Ly đựng thức uống 
Thực hiện:  Cho tất cả nguyên liệu vào bình lắc cùng với đá viên. Đậy nắp, lắc mạnh để hỗn hợp thức uống. Rót thức uống ra ly. Trang trí với trái anh đào, khoanh kiwi và 2 lá dứa
Đặc điểm: Đây là loại thức uống màu sắc tươi đẹp, hương vị ngọt ngào.

Pha chế cocktail tình yêu


Pha chế cocktail tình yêu
Nhấp môi ly cocktail bạn sẽ cảm nhận được những mùi vị thật đặc biệt. Một chút ngọt, một chút chua lại có cả vị cay của rượu gin. Đó chính là những hương vị trong tình yêu của bạn. Hãy cùng người ấy cảm nhận nhé.
Nguyên liệu:
Dâu tây: 5 quả ép lấy nước
Rượu gin: 30ml
Apricor brandy: 15ml
Nước cốt chanh: 5ml
Sirô lựu: 5ml
Thực hiện:
Cho tất cả vào shaker, lắc đều cùng đá, rồi rót ra ly có chân cao, uống lạnh.

Sinh tố khoai lang tím ngon miệng

Sinh tố khoai lang tím ngon miệng, đẹp da, ngừa ung thư (dành cho phái nữ)

Phụ nữ chúng mình không nên bỏ lỡ món đồ uống dinh dưỡng vừa ngon vừa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như món sinh tố này!

Khoai lang là loại thực phẩm được cho là lâu đời nhất của nhân loại, chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Trong thành phần chứa nhiều cacbonhydrat nên khoai lang giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể rất tốt. Đặc biệt khoai lang tím không chỉ có tác dụng phòng ngừa ung thư mà còn chứa nhiều chất giúp làm chậm sự lão hóa và duy trì độ đàn hồi cho da, rất tốt cho phụ nữ.
Nguyên liệu:
- 2 củ khoai lang tím
- 100ml sữa tươi.
Bước 1:
Khoai lang rửa sạch, gọt hết vỏ
Cho khoai vào nồi hấp chín. Với lượng khoai ít như thế này, bạn có thể dùng xửng hấp của nồi cơm điện rồi đặt khoai lên trên, lợi dụng hơi cơm để hấp chín khoai vừa tiết kiệm thời gian, nhiên liệu mà khoai lại được ướp thêm hương gạo sẽ thơm hơn rất nhiều đấy!
Bước 2:
Khi khoai chín bạn gắp ra bát, chờ một lúc cho khoai nguội bớt đã nhé!
Sau đó dùng tay bẻ tơi khoai, nếu không muốn bẩn tay thì bạn có thể dùng một chiếc dĩa dằm nhỏ khoai cũng được.
Bước 3:
Cho phần khoai vừa bẻ vụn vào máy xay sinh tố. Thêm sữa tươi vào… Về lượng sữa bạn có thể tùy ý vì tùy thuộc vào sở thích muốn uống sánh hay lỏng của mỗi người. Nếu thích loãng một chút thì bạn tăng lượng sữa lên.
Với những tín đồ của sữa chua, bạn cũng có thể thay thế sữa tươi bằng sữa chua trong thức uống này vẫn rất hợp nhé!
Xay cho đến khi hỗn hợp khoai nhuyễn mịn thì rót ra cốc được rồi.
Bạn có thể dùng sinh tố khoai ngay khi rót ra cốc, hoặc để lạnh cho khoai và sữa thấm vào nhau, ăn lại mát ngọt hơn rất nhiều.
Thức uống sánh mịn có màu sắc đẹp mắt, hương vị rất hài hòa giữa vị ngọt bùi của khoai và mát lành của sữa.
Chị em không nên bỏ lỡ thức uống dinh dưỡng tốt cho da mà lại lợi cho cơ thể này! Để thay đổi khẩu vị, bạn cũng có thể thay thế một phần sữa tươi bằng nước cốt dừa cũng rất thơm ngon nhé!
Sau lần đầu thưởng thức, chắc chắn từ lần thứ hai trở đi bạn sẽ làm món này với nhiều hơn 2 củ khoai đấy!
Chúc các bạn thành công!

Theo Family.vn

Sinh tố cho ngày mới

Sinh tố cho ngày mới (sinh tố chuối cam)
Bạn chuẩn bị gì cho bữa sáng? Đừng quên một ly sinh tố trái cây mát bổ để thêm năng lương cho ngày mới nhé. Món đồ uống này rất hấp dẫn các bé nữa đấy.
Nguyên liệu:
Chuối chín
Nước dứa (có thể dùng nước dứa ép đóng hộp bán tại các siêu thị)
Sữa chua
Nước cam tươi
Bạn đừng quên để lại  vài  múi cam tươi dùng để trang trí cho ly sinh tố thêm đẹp mắt
Cách làm:
Chuối bóc vỏ, cắt chuối thành từng khoanh nhỏ. Để thức uống ngon hơn bạn nên chuẩn bị chuối trước khoảng 1 tiếng và đặt vào trong tủ lạnh
Cho nước dứa, phần chuối cắt khoanh, sữa chua và nước cam tươi vào máy xay sinh tố
Đậy nắp và bật máy xay cho đến khi hỗn hợp trái cây mịn là được
Rót ra cốc. Để ly sinh tố hấp dẫn hơn bạn có thể dùng những miếng cam để trang trí trên miệng cốc.
Vậy là chỉ mất 15 phút bạn đã có một ly sinh tố bổ dưỡng cho bữa sáng vui vẻ rồi.
Chúc các bạn ngon miệng


Sinh tố chanh đu đủ


Sinh tố chanh đu đủ
Sinh tố chanh đu đủ như một thứ “thần dược” bổ sung năng lượng, giúp bạn thư giãn, tỉnh táo, đặc biệt tốt khi dùng trong bữa sáng.
Chỉ mất 2 phút thực hiện thôi cả nhà bạn đã có thứ đồ uống thơm ngon, tốt cho tiêu hóa, giàu vitamin cho làn da tươi trẻ. 


Nguyên liệu: 
Đu đủ chín nửa quả
Chanh tươi nửa quả, chọn loại chanh vàng để vỏ đỡ bị đắng
Mật ong
Nước lọc
Nguyên liệu: 
Đu đủ chín nửa quả
Chanh tươi nửa quả, chọn loại chanh vàng để vỏ đỡ bị đắng
Mật ong
Nước lọc
Cách làm: 
Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miêng vuông
Chanh rửa sạch, cắt vài lát ngang, gạt bỏ hạt còn lại vắt lấy nước cốt. 
Đu đủ đã thái miếng, 2 – 3 lát chanh cả vỏ, nước cốt chanh, mật ong 2 thìa (độ ngọt tùy khẩu vị của bạn), 1 cốc nước mát, tất cả cho vào máy xay sinh tố. Ấn nút xay khoảng 20 giây. Các nguyên liệu nhuyễn mịn và hòa quyện với nhau, đổ ra cốc. Thêm đá nếu bạn thích uống lạnh.
Nên dùng ngay sau khi xay.
Có thể cho đá xay luôn cùng đu đủ cũng được nhưng bạn nên bớt phần nước mát đi để ly sinh tố không bị loãng.
Ly sinh tố màu vàng cam đẹp mắt, vị ngọt thanh thanh của mật ong lại thơm mát hương chanh tươi cho bạn cảm giác khỏe khoắn, sảng khoái.
N.DTổng hợp


Pha chế cà phê ngũ sắc


Pha chế cà phê ngũ sắc
Nguyên liệu
120ml cà phê,
5 thìa súp sữa đặc có đường,
Kem xịt, kẹo màu,
1 bát đá bào.

Thực hiện
1. Lần lượt cho đá bào, cà phê, sữa đặc có đường vào máy xay sinh tố. Xay trong 2 phút cho hỗn hợp thật mịn, đẹp mắt.
2. Rót sinh tố ra 2/3 ly, sau đó xịt kem vào cho đầy. Có thể trang trí kẹo màu lên trên cho đẹp mắt.
Bí quyết
Cà phê pha vừa, không quá đặc hoặc quá loãng. Tùy ý thích, bạn có thể gia giảm lượng sữa cho vừa miệng.

Sinh tố bơ dầm ngon tuyệt


Sinh tố bơ dầm ngon tuyệt
Chỉ vài thao tác đơn giản là bạn có thể pha chế được một món sinh tố không chỉ ngon, đẹp mắt mà còn rất giàu chất dinh dưỡng.


Nguyên liệu:
Bơ: một quả, sữa tươi: 500ml, sữa đặc có đường: 4 thìa (hoặc nhiều hơn tùy vao khẩu vị ngọt của từng người), đá bào, nước đường đun.
Cách làm:
- Bơ chọn quả chín thơm, không dập nát. Bỏ vỏ và cắt miếng hạt lựu.
- Trong một cái âu to, cho bơ dã được cắt nhỏ vào, cho sữa tươi, sữa đặc có đường, ít nước đường. Dùng thìa trộn nhẹ hỗn hợp trên đều lên, chú ý trộn nhẹ tay để miếng bơ không bị nát.
- Sau đó, lấy một cái bát, cho đá bào vào trước, rồi múc hỗn hợp trộn cho lên trên.

Bài văn tả bà và sự “bịa đặt” có giới hạn

Bài văn tả bà và sự “bịa đặt” có giới hạn!
(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Dân trí) - Văn chương phải thật hơn sự thật. Sự tưởng tượng của tác giả dù có “bay bổng” đến đâu cũng phải bắt đầu từ hiện thực cuộc sống và được cuộc sống chấp nhận. Khi không
có được yếu tố này, văn chương sẽ trở thánh trò bịa đặt dối trá, phải không các bạn?

Gần đây, nhiều báo đưa về một bài “thơ” có tên là “Cô bắt làm văn tả bà”, tác giả có tên là Hiếu Orion. Nguyên văn như sau:
“Bà ngoại em vẫn chưa già - Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường - Mắt bà vẫn rất tinh tường - Tóc nhuộm ánh tím, soi gương mỗi ngày - Nhưng Bà em vẫn rất hay - Bà chăm con cháu luôn tay, luôn mồm - Công việc bà vẫn ôm đồm - Chăm lo con cháu sớm hôm không nề - Hôm nay cô giáo ra đề - Bắt em phải tả, viết về Bà em - Em tả giống hệt bên trên - Cô bắt viết lại, mắng thêm em rằng: - Đã Bà là phải rụng răng - Tóc phải bạc trắng như trăng trên trời - Bà cũng không được ăn chơi - Vì mắt phải kém và môi nhai trầu -  Đã Bà là phải ngồi khâu - Không được ngồi hát Ka Râu Ô Kề - Nhất là không được ghi đề - Tuyệt đối không được phóng xe ào ào - Em nghe chẳng hiểu thế nào - Em phải hỏi mẹ xem sao vụ này - Tả sai thì lại không hay - Tả đúng thì lại có ngày ăn roi - Kiểu này phải bảo mẹ thôi - Hay đổi Bà khác đúng lời của cô???”
Đọc xong bài thơ, không khỏi bật cười nhưng đằng sau cái cười “phơ lớ” đó, là một nỗi ưu tư.
 Chúng ta đã quá quen với những kiểu bài văn mẫu như thế này và từ nhiều năm qua, đã mặc nhiên coi nó như một điều tất yếu. Thế nhưng, cuộc sống luôn thay đổi theo chiều hướng đi lên. Xã hội ta cũng vậy. Nếu trước đây, hình ảnh người bà trong thế hệ chúng ta phải là một bà cụ tóc trắng như cước, chân chậm, mắt lòa thì giờ đây, bà ngoại (bà nội) nhìn chung không phải như thế nữa.
Phụ nữ Việt Nam những năm gần đây, nhất là sau đổi mới, khi đời sống kinh tế phát triển thì tuổi thọ cũng tăng lên. Và theo đó, thời kỳ xuân sắc sẽ kéo dài thêm. Hình ảnh một người bà già nua, cũ kỹ bỏm bẻm nhai trầu của ngày hôm qua không còn đúng với ngày hôm nay nữa. Những người phụ nữ Việt Nam hôm nay khi đã lên chức bà nội, bà ngoại ở tuổi 45 – 50 nhiều người vẫn trẻ trung, xinh đẹp…
Bi kịch của các em là nếu tả bà đúng như bà thật, hiện hữu ngoài đời thì “Tả sai thì lại không hay – Tả đúng thì lại có ngày ăn roi”. Đành rằng giữa trang sách và cuộc đời luôn luôn có khoảng cách nhưng cái khoảng cách đó dù thế nào chăng nữa thì cũng phải chấp nhận được chứ không phải là “một trời, một vực” như bài văn trên.
Cách dạy văn “kiểu công thức”, dù vô tình như trong trường hợp trên đã không chỉ "triệt tiêu" tình yêu văn chương trong tâm hồn trẻ thơ mà nhìn ở góc độ đạo đức, còn là nói sai sự thật, giống như một việc làm “bịa đặt”.
Văn chương không phải và không bao giờ nên thật như cuộc sống nhưng văn chương sẽ là tệ hại nếu như nó quá “mây gió”, thậm chí trái ngược với cuộc sống.
Một nhà phê bình văn học nổi tiếng của Trung Quốc thời xưa đã từng nói về mới quan hệ này đại loại là văn chương phải thật hơn sự thật. Sự tưởng tượng của tác giả, dù có “bay bổng” đến đâu thì cũng phải bắt đầu từ hiện thực cuộc sống và được cuộc sống chấp nhận.
Khi không có được yếu tố này, văn chương sẽ trở thánh trò bịa đặt dối trá, nhất là với tuổi thơ, phải không các bạn?

Bùi Hoàng Tám

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!   
Theo dantri.com,vn

Chùm tranh biếm họa chống tác hại của thuốc lá


Từ 1-5, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực, hy vọng sẽ giảm nhanh số người sử dụng thuốc lá, nhất là ở khu vực công cộng, siết chặt công tác quản lý về mua bán, xuất nhập khẩu thuốc lá và giữ môi trường trong lành không khói thuốc. Tuy nhiên để đạt được điều này không dễ, nhất là khi số người hút thuốc lá còn nhiều.
Xin góp vào tiếng nói chung cùng cộng đồng tuyên truyền tác hại cảu thuốc lá, ủng hộ Luật hút thuốc lá nơi công cộng tại Viêt Nam.

Xin giới thiệu chùm tranh biếm họa (sưu tầm) chống tác hại của thuốc lá

















 
KHOẢNG LẶNG BLOG Design by Salezoom1 Blogger Template