Khát vọng nơi vùng trời xa
![]() |
Bao giờ các em vùng sâu vùng xa mới có những lớp học như thế này |
Vùng sâu, vùng xa bao năm rồi mới trở lại. bà con vẫn khốn khó, cán bộ càng giàu to.
Vẫn những Mái nhà tạm bợ (vì họ cũng chỉ làm được vậy)
Những cánh rừng trọc, một ít thôi được bảo vệ nhưng phải trả tiền

Đặc sản vẫn là rượu, bọ chó và những con suối đẹp bên rừng ban trắng
Đó cũng mới chỉ là 1 phần của cuộc sống nơi "vùng sâu vùng xa" theo đúng nghĩa đen của nó, thực tế bà con nơi đây còn khổ hơn thế rất nhiều, nhất là các em học sinh. Giữa trung tâm xã và thôn bản đã khác một trời rồi chứ chưa nói đến so với thị trấn huyện hay thành phố trực thuộc tỉnh thì không thể lấy gì để so sánh được Và đây là dấu ấn nơi cuối trời xa:
Công trình có kiến trúc công sở đẹp nhất nước với 6 khối nhà bề thế (trong đó 2 khối nhà 9 tầng và 4 khối nhà 7 tầng) - nơi làm việc của HĐND - UBND và 36 cơ quan, đơn vị hành chính, cơ quan Đảng của tỉnh - khu hợp khối trụ sở làm việc các cơ quan Đảng, đoàn thể và hành chính tỉnh Lai Châu đã vinh dự được nhận giải thưởng “Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam năm 2010”. Đây là 1 trong 65 công trình chất lượng cao ghi nhiều dấu ấn.
Kiến trúc công sở đẹp nhất nước
Ngược cung đường lên Tây Bắc trong cái nắng mật ngọt những ngày cuối thu, thị xã Lai Châu thấp thoáng trong trập trùng mây núi, bên những đồi chè xanh ngút ngàn và trong sự ngạc nhiên của không ít người đã hoặc chưa từng đặt chân tới mảnh đất sương rừng gió núi này. Từ đèo Giăng Ma nhìn xuống, thấp thoáng hình hài thị xã xinh đẹp hiện lên với những điểm nhấn là những công trình hiện đại, bề thế được xây dựng trên nền đất đỏ của thị trấn Tam Đường xưa (nay là thị xã Lai Châu). Một trong những công trình thực sự ấn tượng là khu hợp khối trụ sở làm việc các cơ quan Đảng, đoàn thể và hành chính tỉnh Lai Châu.

Công trình là điểm nhấn kiến trúc của thị xã Lai Châu.
Tọa lạc trên nền đồi cao ráo, thoáng đãng rộng 5ha với cảnh quan tuyệt đẹp: Phía trước là Quảng trường Nhân dân và Trung tâm Hội nghị văn hóa của tỉnh bề thế, bên cạnh là những thảm cỏ xanh và xa xa là khu dân cư được quy hoạch đồng bộ xây dựng khang trang, công trình hợp khối gồm 6 khối nhà nổi bật trong sắc xanh của núi rừng, trời xanh và mây trắng trong veo.
6 khối nhà bề thế (trong đó 2 khối nhà 9 tầng và 4 khối nhà 7 tầng) có kết cấu móng cọc chống trên nền đá, kết cấu thân bằng khung dầm bê tông cốt thép, lõi vách cứng kết hợp làm hố thang máy, tường bao xây gạch. Từ tầng trệt đến tầng 3, mặt ngoài được ốp đá granite rubi Ấn Độ đỏ sẫm, còn lại phía trên sơn bả hoàn thiện, ốp vách kính và gắn các hoa văn nhôm. Đặc biệt, mái các khối nhà được dán đá đen Lai Châu, tạo vẻ đẹp hài hòa, sang trọng. Với tổng diện tích sàn lên đến 42.000m2 và tổng mức đầu tư 554 tỷ đồng, đây là một trong những công trình có quy mô lớn của tỉnh Lai Châu. Không chỉ “ghi điểm” bởi quy mô mà công trình còn được giới chuyên môn đánh giá là công trình có kiến trúc công sở hiện đại nhất cả nước, công năng sử dụng phù hợp và tiện ích. Mỗi khối trụ sở bao gồm 1 tầng trệt dùng để xe và bộ phận quản lý, bảo vệ, điều khiển; các tầng chính dùng làm văn phòng làm việc của các cơ quan, tầng tum mái dùng làm nơi chứa các thiết bị (động cơ thang máy, tủ điện điều hòa, téc nước), giúp tận dụng và phát huy tối đa công năng sử dụng.
Công trình chất lượng vàng
Có thể khẳng định Lai Châu trở thành tỉnh đi đầu cả nước về mô hình xây dựng hợp khối trụ sở làm việc các cơ quan hành chính cấp tỉnh, được một số tỉnh bạn như Cao Bằng, Điện Biên… thăm quan và chuẩn bị triển khai xây dựng theo mô hình này. Sau Lai Châu, Lào Cai, Đà Nẵng cũng đã khởi công xây dựng và hoàn thành một số công trình hợp khối.
Giám đốc Sở Xây dựng Lai Châu Bùi Quang Sắc khẳng định: Khu hợp khối trụ sở làm việc các cơ quan Đảng, đoàn thể và hành chính tỉnh Lai Châu là công trình có ý nghĩa xã hội lớn, mang tính đột phá sáng tạo đi đầu, đi đầu về ý tưởng xây dựng trụ sở các cơ quan hành chính cấp tỉnh theo mô hình hợp khối, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước tại địa phương, tiết kiệm tối đa chi phí hành chính, diện tích đất đai, đồng thời giảm thiểu ảnh hưởng xấu của việc xây dựng đô thị đến môi trường thiên nhiên vùng núi. Công trình được xây dựng đảm bảo nguyên tắc đầu tư hợp lý, hiệu quả cao, chất lượng tốt. Sau gần 1 năm vận hành sử dụng, thực tế công trình đã và đang đáp ứng tốt yêu cầu làm việc của 36 cơ quan, đơn vị hành chính, cơ quan Đảng của tỉnh.

Phối cảnh tổng thể nhìn từ trên cao.
Ngược thời gian trở về thời điểm năm 2007 - 2009, khi khởi công xây dựng công trình trong điều kiện khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết Tây Bắc (riêng mùa mưa năm 2008 kéo dài đột biến hơn dự kiến 2 tháng), các tuyến đường đến Lai Châu đều trong giai đoạn nâng cấp, cải tạo khiến việc vận chuyển cung cấp vật liệu gặp nhiều khó khăn, thị trường nguyên vật liệu bị bão giá không ai nghĩ công trình có thể kịp tiến độ. Ấy vậy mà điều kỳ diệu đã xảy ra. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của chủ đầu tư, các nhà thầu và các đơn vị liên quan đã không ngừng nỗ lực, đẩy nhanh tiến độ dự án và chỉ trong thời gian rất ngắn (2,5 năm) công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ tốt lễ kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh Lai Châu theo đúng tiến độ đề ra.
Để công trình có quy mô lớn này hoàn thành đúng tiến độ, nhiều sáng kiến cải tiến và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đã được áp dụng trong xây dựng công trình từ khâu thiết kế đến thi công hoàn thiện, giúp rút ngắn thời gian thi công, nâng cao chất lượng, khai thác tối đa công năng của công trình. “Đầu tư hợp lý, hiệu quả cao, chất lượng tốt” đã trở thành nguyên tắc xuyên suốt quá trình đầu tư xây dựng dự án. Đặc biệt, trong quá trình thi công, công trình được quản lý giám sát đảm bảo theo một hệ thống chặt chẽ, tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành về quản lý chất lượng, đạt chứng nhận đủ điều kiện an toàn chịu lực, chịu động đất, chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy, những yêu cầu về cấp thoát nước, thiết bị điện chiếu sáng, thông gió điều hòa không khí, chống sét… được đảm bảo tốt. Các biện pháp an toàn khi thi công trên cao, an toàn chống vật rơi, văng được nghiêm túc thực hiện.
![]() |
Trụ sở UBND và Tỉnh ủy Lai Châu - tỉnh nghèo mà trụ sở to vật vã |
Mục sở thị tại những tòa nhà văn phòng công sở hiện đại đặt tại nơi cuối trời Tây Bắc - tỉnh Lai Châu - mới thấy hết sự ấn tượng. Cái ấn tượng sâu đậm không chỉ là tổng thể công trình bề thế quy mô ở một tỉnh miền núi biên giới mà còn là những chi tiết nhỏ tưởng chừng như đơn giản, đó là chủ đầu tư đã hoàn thiện công trình chỉn chu tới từng chi tiết. Đơn cử như việc sử dụng vật liệu phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc: Chỉ sử dụng loại vật liệu tốt nhất của các nhà sản xuất có uy tín trên thị trường đã được chủ đầu tư quán triệt, chỉ đạo thực thi nghiêm. Từ khâu chọn và đưa vật liệu vào tập kết đến khâu sử dụng vật liệu xây dựng, hoàn thiện (như gạch ốp lát cao cấp, đá ốp rubi Ấn Độ, cửa sổ và vách kính Eurowindow, cửa gỗ công nghiệp HDF và gỗ đinh hương; thang máy Sanyo, điều hòa nhiệt độ Mitsubishi xuất xứ Nhật Bản…)... đều được kiểm soát tốt, đảm bảo đúng chủng loại, đúng chất lượng yêu cầu, góp phần tôn lên vẻ đẹp cho công trình. Trang thiết bị được sử dụng hiện đại, tiên tiến, vượt trội so với các công trình khác như hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động hoàn toàn; hệ thống điều hòa, thông gió trung tâm…
Và đây, quặn lòng những “lớp học gió” vùng cao Tây Bắc
Xin gọi một cách xót xa cho các lớp học tại vùng cao Tây Bắc là những “lớp học gió” bởi, những lớp học ấy, mùa đông sắp tới, gió lùa bốn bề.

Khi học sinh thành phố đang “lo” mặc đồng phục giống học sinh Mỹ, Hàn Quốc cho hợp thời trang thì đâu đó khuất nẻo vùng cao Tây Bắc, học sinh đã qua kỳ khai giảng và đang bắt đầu gia cố lại trường, lớp.

Các em học sinh ở Mù Căng Chải (Yên Bái) phải lên rừng tìm tre nứa, tự tay lớp mái lớp học như những người thợ lành nghề
Những căn nhà nội trú gió thông thốc bốn bề


Thầy cô đi công tác vùng cao khi gặp trời mưa
Một ngôi “trường gió” ở xã Tà Mít (huyện Than Uyên – Lai Châu)

Những “lớp học gió” này tập trung chủ yếu ở hệ Mầm Non và Tiểu học vì ở hệ này ít được nghành giáo dục chú trọng đầu tư.

“Lớp học gió” ở huyện Mường Nhé (Điện Biên) chỉ có tấm bảng là giá trị nhất. Các thầy cô ở đây cho biết, tấm bảng được Phòng giáo dục huyện cấp như lạc lõng khi lắp vào lớp học


Và những chiếc cặp mới ở “lớp học gió” xã Mù Sang (Phong Thổ- Lai Châu) mới được một tổ chức từ thiện tặng như một sự trang điểm lệch lạc cho lớp học này


Ở những nơi, trường không ra trường, lớp không ra lớp như thế này cũng là một nguyên nhân dẫn đế tỉ lệ học sinh bỏ học ở vùng Tây bắc rất cao

Bàn ghế tềnh toàng luôn thiếu học sinh

Các thầy cô ở xã Nậm Ban (Sìn Hồ - Lai Châu) cho biết: Những hôm trời không mưa gió sẽ đưa các em ra học ngoại khoá ở ngoài trời vì ngồi trong những “lớp học gió” như thế rất có khả năng bị sập sẽ nguy hiểm cho tính mạng hoc sinh.

Và có khi phải cõng cả em đến “lớp học gió”

“Đồng phục” đến trường của các em học sinh của “lớp học gió” là những bộ quần áo như thế này
Chúng ta buộc phải chấp nhận thực tế đó?????
Sự phân hóa giàu ngèo.
Sự phân hóa vùng miền
Sự phân hóa tri thức.
Sự phân hóa giàu ngèo.
Sự phân hóa vùng miền
Sự phân hóa tri thức.
Những khát vọng nhọc nhằn của cô và trò
Bạn hãy cùng suy ngẫm và bình luận nhé!
Có trích dẫn thêm tư liệu từ:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét